1
|
Khởi động
|
Trò chơi
Tam sao thất bản
|
- Chia lớp thành nhóm 8-10 học sinh và yêu cầu mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc (1’)
- Cho cả lớp chơi trò tam sao thất bản (3’)
- Dẫn vào bài học (1’)
Chơi trò “Con khỉ leo cây”
Lời khuyên cho người hướng dẫn
Trò chơi tam sao thất bản
-Người hướng dẫn nói cho học sinh đứng cuối hàng một thông điệp vui
-VD: Ông bụt ở chùa bùi cầm bùa đuổi chuột; Ông Lê nin lên núi lấy nước nấu lòng; Buổi trưa ăn bưởi chua; Con lươn nó luồn qua lườn; Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch; Con cá mòi béo để gốc quéo cho mèo đói ăn; Chị nhặt rau rồi luộc em nhặt rau luộc rồi; Lúa nếp là lúa nếp non; Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng; Lúa nếp là lúa nếp làng; Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê; Đầu làng Bông,băm măng,bát mắm.Cuối làng Bông bát mắm,băm măng; Anh Hạnh ăn hành hăng; Luộc hột vịt lộn, luộc lộn hột vịt lạc, ăn lộn hột vịt lạc, luộc lại hột vịt lộn lại lộn hột vịt lạc; Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ
-Nhóm nào làm sai sẽ bị phạt bằng trò bồn cầu, mắm tôm (Giáo viên hỏi một câu bất kic nhưng học sinh chỉ được trả lời bằng bồn cầu hay mắm tôm. VD: Em thích đi đâu nhất? E thích ăn gì nhất...)
Gợi ý phần dẫn vào bài: Khi chơi trò chơi tam sao thất bản, khi chúng ta nói sóng âm của chúng ta truyền đến tai người bên cạnh qua môi trường không khí. Vậy ngoài không khí ra còn có những môi trường nào khác có thể truyền âm hay không và âm truyền trong các môi trường khác nhau có khác nhau hay không
|
|
5’
|
2
|
Môi trường truyền âm trong chất rắn, longr khí.
|
Thảo luận, làm việc nhóm, đóng vai
|
1.Người hướng dẫn chia học sinh thành các nhóm 8-10 thành viên. Phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay số 1 (Nghiên cứu về sự truyền âm trong chất khí: 1 bạn hát , 1 bạn nghe) (5’)
2.Phát tài liệu nghiên cứu sự truyền âm trong chất rắn: 2 bạn , mỗi bạn cầm 1 đầu thước, Bạn 1 gõ nhịp vào 1 đầu thước, bạn 2 áp tai vào đầu thước kia nghe và gõ lại đúng nhịp của bạn (TLPT số 2). (7’)
3.Phát tài liệu cho nhóm 3: nghiên cứu sự truyền âm trong chât lỏng. (TLPT số 3) (5’)
4.Các nhóm có 15’ thảo luận, tiến hành TN và cử đại diện nhóm lên báo cáo. (8’)
Gv: Vậy âm truyền đến tai ta qua những môi trường nào?
Chốt lại kiến thức và cho điểm các nhóm.
|
-Tài liệu phát tay số 1
-Tài liệu phát tay số 2
-Thước gỗ dài 50cm.
-Đồng hồ, bình nước.
|
25’
|
3
|
Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
|
Thảo luận, làm việc nhóm
|
1.Người hướng dẫn hỏi cả lớp câu hỏi “Ở ngoài khoảng không vũ trụ( chân không), các nhà du hành không thể ng vũ trụ đứng gần nhau cũng không thể nghe được tiếng nói của nhau. Vì sao?” (1’)
2.Các đội ra tín hiệu để giành quyền trả lời các nhóm khác có thể bổ sung (4’)
3.Giáo viên đưa ra đáp án đúng và cho điểm các đội (2’)
4.Giáo viên tổng kết lại các kiến thức của bài học bằng cách chơi trò chơi truyền bóng trả lời câu hỏi (cả lớp vừa hát vừa truyền bóng lần lượt khi bài hát kết thúc học sinh nào cầm bóng sẽ phải trả lời câu hỏi của người hướng dẫn) (3’)
|
|
10’
|