1
|
Khởi động, kiểm tra bài cũ
|
Trò chơi
|
1. Giáo viên chuẩn bị 4 hộp quà, trong đó có 2 hộp to và 2 hộp nhỏ; Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên đại diện nhóm để chơi. Cả lớp sẽ cùng hô: to, nhỏ, to, nhỏ. Sau đấy giáo viên hô “to” hoặc “ nhỏ”, 4 bạn đại diện các nhóm sẽ chạy đến và “cướp” hộp quà theo đúng yêu cầu của GV, bạn nào nhanh nhất sẽ được mở hộp quà và làm theo yêu cầu có trong hộp.
2. Câu hỏi:
CH1: Theo em những triệu chứng nào sau đây là triệu chứng của tật cận thị?
A. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
B. Khi đọc sách phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
C. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết bình thường trên bảng thấy mờ.
D. Ngồi trong lớp không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
( Đáp án: A;C;D)
CH2:Nêu đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ?
( Đáp án: Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới/ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm/ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính)
* Lưu ý: GV có thể chuẩn bị thêm nhiều câu hỏi để kiểm tra kiến thức bài cũ mà học sinh nắm được. GV tự quản lý thời gian để kiểm tra kiến thức bài cũ được hiệu quả.
+ Trong 4 hộp quà sẽ có 1 hộp chứa 1 chiếc kính lúp và 1 tờ giấy in dòng chữ rất nhỏ, và kèm yêu cầu quan sát dòng chữ bằng mắt thường và bằng vật trong hộp, cho nhận xét=> Gv hướng dẫn vào bài mới “bạn đã quan sát dòng chữ nhỏ bằng mắt thường và bằng vật này, đã có sự khác biệt, người ta gọi vật này là kính lúp, vậy kính lúp là gì và sử dụng kính lúp như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay”
+ Gv điều khiển trò chơi sao cho HS sẽ bốc được các hộp quà có câu hỏi kiểm tra bài cũ trước!
|
4 hộp quà, trong đó 2 hộp nhỏ chứa câu hỏi, 1 hộp to chứa 1 phần quà nhỏ, 1 hộp to chứa 1 kính lúp và 1 tờ giấy in dòng chữ rất nhỏ.
|
10 phút
|
2
|
Kính lúp là gì?
|
|
1. GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ gồm 3 kính lúp khác nhau( 4 bộ giống hệt nhau)
2. Gv yêu cầu các nhóm quan sát kĩ các kính lúp có trong tay và nghiên cứu sách giáo khoa để cho biết kính lúp là gì?( Gv hướng dẫn HS sờ vào bề mặt kính lúp và đọc sgk)
3. GV chiếu 1 số hình ảnh hoặc phát tài liệu phát tay số 1 và yêu cầu HS cho biết công dụng của kính lúp?
4. GV nhận xét và đưa ra kết luận về công dụng của kính lúp.
5. GV cung cấp tài liệu phát tay số 2 và chỉ cho HS thấy các bộ phận chính của kính lúp.
Gv có thể chiếu cho HS quan sát thêm 1 số hình ảnh về các loại kính lúp thường gặp.
6. Yêu cầu Hs quan sát kính lúp và cho biết trên vành đỡ kính có các kí hiệu như thế nào?
7. Gv nghe câu trả lời của các nhóm và đưa ra nhận xét; cung cấp kiến thức về số bội giác của kính lúp.
8. GV phát tài liệu phát tay số 3 cho các tổ, yêu cầu các tổ tính tiêu cự của kính lúp khi đã biết số bội giác, nêu nhận xét về mối quan hệ giữa số bội giác và tiêu cự của kính lúp.
9. Gv nêu chốt lại kết luận chung về kính lúp yêu cầu học sinh ghi nhớ.
Kết luận:
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
- Công dụng: kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Mỗi kính lúp có một số bội giác kí hiệu là G được ghi ở trên vành đỡ kính bằng các số như: 1,5x; 2x; 3x;5x…..; G=25/f
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát 1 vật thì thấy ảnh càng lớn.
- GMin=1,5 => fMax= 16,7 cm
|
- 4 bộ kính lúp giống nhau, mỗi bộ gồm 3 kính lúp có số bội giác lần lượt là:
- tài liệu phát tay số 1;2;3
|
15 phút
|
3
|
Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
|
Thảo luận, hoạt động nhóm
|
1. Gv yêu cầu 4 nhóm sử dụng các kính lúp có số bội giác khác nhau để quan sát chữ trong sgk.
2. GV hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp=> Yêu cầu Hs quan sát chữ qua kính lúp.
+ Yêu cầu Hs tính tiêu cự của kính lúp đang dùng để quan sát
+ Đo khoảng cách từ vật đến kính lúp
+ So sánh khoảng cách đo được với tiêu cự của kính lúp
+ Vẽ ảnh của vật qua kính lúp vào giấy.
3. Gv nhận xét câu tra lời của các nhóm và cho điểm. Lưu ý Hs điểm này sẽ cộng vào điểm tổng của nhóm sau tiết học.
4. Gv cung cấp kiến thức về cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
Lưu ý/ Hướng dẫn:
- GV lưu ý kính lúp cũng là thấu kính hội tụ, cách quan sát đã được đề cập đến trong phần kiến thức về thấu kính hội tụ; Gv cũng nêu và giải thích rõ ràng cho Hs thấy những việc cần phải làm trước khi yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Trong quá trình các nhóm hoạt động giáo viên có thể đến từng nhóm để quan sát quá trình hs làm thí nghiệm, hướng dẫn học sinh đặt kính lúp song song với mặt bàn, đặt thước nhựa vuông góc với mặt bàn để có kết quả chính xác.
- Sau khi các nhóm có kết quả thí nghiệm ( bằng hình vẽ có thể hiện các kích thước) nếu Gv có phần mềm quang hình học OPTIC có thể cho Hs làm kiểm chứng!
Kết luận:
- Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật, mắt nhìn rõ ảnh ảo đó.
|
Mỗi nhóm 1 thước nhựa có chia cm loại 30cm, 1 tờ giấy A1, bút dạ, băng dính 2 mặt.
|
12 phút
|
4
|
Vận dụng
|
Chơi trò chơi
|
1. Trò chơi “đôi bạn cùng tiến”: GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tài liệu phát tay số 4; 1 bộ tài liệu phát tay số 5, yêu cầu trong 3 phút Hs phải ghép được các câu trả lời với câu hỏi tương ứng. 2 bạn cầm 1 tấm card tương ứng với nhau sẽ khoác tay nhau đứng giơ đáp án. Nhóm nào xong trước và chính xác nhiều hơn sẽ được nhận quà!
2. Gv trao quà cho các nhóm.
3. GV tổng kết lại kiến thức bài học và dặn dò.
|
- Giấy A1, bút dạ, băng dính 2 mặt, tài liệu phát tay số 4, số 5, quà cho các nhóm
|
8 phút
|